Kinh nghiem xin hoc bong HSP cua Phan Ha

(LƯU Ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì học bổng HSP Huygens đã bị cắt từ năm 2011)

Kinh nghiệm xin học bổng Huygens

1. Giới thiệu HB Huygens

Chương trình học bổng HSP Huygens dành cho sinh viên các nước trên thế giới. Học bổng này hướng đến những sinh viên tài năng, những người muốn học tại Hà Lan trong kỳ cuối của chương trình đại học hoặc trong khi đang học cao học. Học bổng này bao gồm cả nghiên cứu và/hoặc đào tạo cụ thể. Chương trình tiến sĩ dành cho sinh viên các nước sau: Croatia, Turkey, Bulgaria và Romania.

Mọi thông tin chung về học bổng Huygens có thể tìm thấy tại:
http://www.nuffic.nl/international-s…gens-programme

Hồ sơ xin học bổng bao gồm:
• Thư chỉ định của trường nhập học (Admission Letter).
• Đơn đăng ký học bổng HSP Huygens
• Sơ yếu lý lịch
• Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm (có kèm bản dịch và công chứng)
• Thư gửi trường nêu rõ lý do tại sao muốn học tập tại Hà Lan – Motivation letter (một trang A4)
• Hai thư giới thiệu (reference letter).
• Chứng chỉ ngoại ngữ hoặc thư xác nhận khả năng ngoại ngữ.
• Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân.
• Đối với ứng cử viên tiến sỹ phải có kế hoạch nghiên cứu hoặc học tập được chấp nhận của giám sát viên.

Hạn nộp hồ sơ: 31/01 hàng năm
Ngày thông báo kết quả: 1/5

2. Các bước xin HB
2.1. Xin học tại một trường đại học của Hà Lan
Bạn cần được một trường đại học tại Hà Lan nhận học để có thể xin học bổng Huygens. Hầu hết các trường đại học tại Hà Lan cho phép apply online, các bước đăng ký và gửi giấy tờ đều rất thuận tiện nên việc xin học sẽ không làm bạn gặp nhiều khó khăn. Sau bước này, bạn nhận được thư nhận học (Admission Letter), mặc dù bộ hồ sơ xin HB Huygens không yêu cầu tài liệu này nhưng bạn sẽ cần nó trong các bước tiếp theo. Thông thường bạn sẽ nhận được thư nhận học cả hai dạng: dạng file gửi qua email và qua cả regular mail.

2.2. Viết Motivation Letter
Kinh nghiệm của mình cho thấy Motivation letter đóng vai trò cực kỳ quan trọng (nếu không muốn nói là số 1) trong bộ hồ sơ xin Huygens. Bạn có thể có nhiều thành tích nổi trội hơn các ứng viên khác mà vẫn không được chọn vì Motivation letter chưa tốt.
Chỉ có 3 yêu cầu đơn giản sau khi bạn viết motivation letter:
– Why you have chosen this study programme or why you have chosen to do the proposed research in het Netherlands.
– What value the programme would add to your previous education.
– What the Dutch programme would mean for your future career.

Tuy nhiên hãy:
– Đừng viết ngay mà hãy suy nghĩ trước và ghi lại các ý mà bạn muốn nói.
– Viết đi viết lại nhiều lần, không vội viết cho xong, bản thân mình nhận thấy viết càng lâu càng muốn sửa và đừng ngại sửa chữa nhiều lần.
– Đừng tham ý và viết quá dài
– Không nói quá nhiều đến thành tích, vì bạn đã trình bày trong CV và các giấy tờ khác, thay vào đó nên tiết kiệm không gian cho các ý tưởng khác giá trị hơn.
– Chú ý nhấn mạnh rằng sau khi học tập tại Hà Lan sẽ quay về đóng góp cho sự phát triển của đất nước mình, điều này rất phù hợp với tinh thần của HB Huygens.
– Nên nhờ những người giỏi Tiếng Anh hoặc người đã và đang du học check và sửa thư cho mình.

2.3. Xin thư giới thiệu
Thư giới thiệu (Reference Letter) có độ dài 1 trang A4, có chữ ký, ngày tháng và có thể xin cả dấu xác nhận của khoa, trường, cơ quan của người giới thiệu. Thư giới thiệu được khuyến khích viết trên “headed paper”, tức là loại giấy có in sẵn tên cơ quan, địa chỉ… Nội dung thư phải có tên người được giới thiệu; tên, cơ quan, chức vị, địa chỉ liên hệ của người giới thiệu, mối quan hệ giữa bạn và người viết thư, khả năng học thuật nổi trội của người được giới thiệu.

Một lựa chọn phổ biến khi xin thư giới thiệu là thầy cô mà bạn đã học ở trường đại học, là giáo sư thì càng tốt. Bạn có thể xin dấu xác nhận tại văn phòng khoa. Thông thường bên ta không hay dùng headed paper, bạn có thể linh hoạt trình bày thêm vào sao cho thư giới thiệu giống như được viết trên headed paper.

Khi xin thư giới thiệu cũng nhắc luôn người giới thiệu để ý check mail trong trường hợp bên kia cần thêm thông tin. Tuy nhiên, mình thấy trường hợp này ít xảy ra.

2.4. Viết CV
Bạn chỉ mất dưới 1 ngày để viết CV, mẫu CV có thể tham khảo trên các website.
Lưu ý bạn đừng quên đề cập đầy đủ những thành tích mà mình đạt được, hãy dành một chút thời gian và nghĩ lại xem bạn đã có những kinh nghiệm, bằng khen, giấy khen, học bổng, phần thưởng gì cho đến thời điểm hiện tại.

2.5. Xin thư ứng cử (Nomination letter)
Ngay sau khi được nhận học, bạn có thể xin thư ứng cử. Programme director sẽ là người viết cho bạn thư này. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với ông này, hoặc làm đúng thủ tục là liên hệ qua người phụ trách học bổng Huygens của trường, nguời này sẽ refer trường hợp của bạn với director.
Khi liên hệ, tốt nhất bạn nên đính kèm cả admission letter, CV, chứng nhận thuộc top 10% và cả motivation letter vì nhiều khả năng bạn sẽ được yêu cầu gửi các tài liệu này. Programme director (Trường hợp của Wageningen University) có thể chủ động liên hệ với người viết thư giới thiệu cho bạn hoặc trưởng khoa/trưởng bộ môn ở trường đại học nơi bạn đang theo học trước khi quyết định cho bạn Nomination letter. Vì vậy, nếu có thể bạn nên nhắc trước để thầy cô để ý check mail và trả lời sớm.

Bạn sẽ tìm thấy danh sách địa chỉ liên hệ của người phụ trách Huygens ở mỗi trường tại đây:
http://www.nuffic.nl/international-s…re-information

Mình và nhiều bạn khác phải chờ khá lâu để nhận được thư ứng cử, trong thời gian chờ đợi thỉnh thoảng bạn hãy nhắc programme director cho yên tâm. Thông thường bạn sẽ chỉ nhận được thư ứng cử trước deadline cho Huygens (thường là cuối tháng 1 hàng năm) nhiều nhất là 3 tuần, nhưng yên tâm là ít khi bạn nhận được thư này quá muộn. Cả 3 trường mình xin nomination letter đều im lặng khi mình spam, nhưng vẫn gửi thư kịp để chuyển qua Hà Lan.

Trong thời gian chờ thư ứng cử bạn nên hoàn tất các thủ tục khác, đảm bảo rằng ngay sau khi nhận được nomination letter bạn chỉ còn phải in thư ra và gửi đi luôn cùng các tài liệu khác.

2.6. Xin chứng nhận thời gian ra trường
Nếu chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cần xin giấy chứng nhận tại phòng đào tạo, ghi rõ thời gian bạn sẽ có bằng tốt nghiệp.

2.7. Xin bảng điểm
Phòng đào tạo sẽ cho bạn bản kết quả học tập, có thể bạn sẽ không xin được bản tiếng anh tại phòng đào tạo, khi đó bạn phải đem tài liệu này đi dịch công chứng. Hãy tham khảo kinh nghiệm xin bảng điểm tiếng anh ở mục 2.9.

2.8. Xin chứng nhận top 10%
Phòng đào tạo sẽ cho bạn giấy chứng nhận này, một số trường còn đòi phòng đối ngoại duyệt trước khi phòng đào tạo ký. Nếu nằm trong top 5% thì hãy mạnh dạn xin 5%. Thực tế yêu cầu top 10% của Huygens mang nhiều tính chất thủ tục, bạn sẽ không bắt buộc phải chứng minh với Nuffic điều này, tuy nhiên mình vẫn gửi kèm giấy chứng nhận trong bộ hồ sơ Huygens. Bạn nên gửi kèm giấy này khi xin Nomination letter.

2.9. Các thủ tục khác
Hộ chiếu: Scan hộ chiếu vì nhiều trường yêu cầu bạn gửi cho họ.

Chứng chỉ tiếng anh: Kinh nghiệm nhỏ: Khi thi IELTS xong bạn có thể yêu cầu gửi thêm 2 certificate nữa về cơ quan của bố mẹ, với lý do “gửi về cơ quan công tác/cơ quan nhận mình vào làm”, và như vậy bạn sẽ có 03 giấy chứng nhận kết quả IELTS.

Các loại giấy khen, chứng nhận: Bạn nên dịch và công chứng, không cần gửi bản gốc. Có thể scan để gửi khi xin học và xin nomination.

Gửi hồ sơ sang Hà Lan: Bạn có thể chọn nhiều hãng chuyển phát khác nhau, mỗi hãng có mức giá khác nhau. Mình chọn hãng Tín Thành, chuyển sang Hà Lan trong vòng 3 ngày, giá tầm 52$, nếu chuyển trong thời gian lâu hơn giá sẽ thấp hơn. Trong thời gian đó, bạn có thể gọi điện đến hãng để kiểm tra xem tài liệu đã tới chưa.

Xin các giấy tờ bằng tiếng anh tại trường: Nếu không xin được bản tiếng anh cho các tài liệu do trường cấp (bảng điểm, giấy chứng nhận thời gian ra trường, chứng nhận các thành tích khác) bạn có thể thử cách này: Dựa trên bản tiếng Việt, tự dịch ra một bản tiếng anh sau đó gửi phòng có trách nhiệm xem xét và xác nhận cho. Có thể bạn sẽ phải sửa lại một số thông tin trong bản dịch của mình, nhưng nếu được thì sẽ không mất công đi dịch công chứng.

Khó khăn nhất trong các loại giấy tờ xin tại trường thường là chứng nhận top 10%, vì có thể trước nay chưa có sinh viên nào xin loại chứng nhận này nên phòng đào tạo lúng túng.
Kinh nghiệm của mình là:
– Nếu bạn học các lớp tài năng, chất lượng cao thì hãy sử dụng lợi thế này, khi biết bạn học tại các lớp đó phòng đào tạo sẽ có cơ sở để cho bạn giấy chứng nhận 10%.
– Sử dụng bảng điểm có điểm số cao: Phòng đào tạo nhìn bảng điểm có thể biết bạn ở vị trí nào và xem đó là cơ sở để cho giấy 10%.
– Xin ý kiến của khoa hoặc giáo viên chủ nhiệm: Khoa và giáo viên chủ nhiệm biết bạn rõ hơn phòng đào tạo, nếu có ý kiến của họ bạn sẽ dễ xin được giấy 10% hơn.

Chúc bạn thành công trên con đường chiến thắng và giành HB Huygens

Nguồn: http://vsw.vietroad.org/forum/showthread.php?t=478

23 Responses

  1. Anh/chị cho em hỏi. Em đang lựa chọn hb để apply vào, em đã chọn EM và cũng muốn apply cho HSP. Tuy nhiên, điểm của em không nằm trong top 5%-10%, vậy em có nên apply cho học bổng này không. Hay em vẫn apply nhưng lờ yêu cầu này đi.

    • Nếu điểm của em không nằm trong top 10% thì hơi khó apply cho HSP, vì yêu cầu của họ là top 10% mà. Nếu trường em mà có giấy chứng nhận về rank, em lại ko được trong top 10%, thì em có thể xin thầy cô chứng nhận cho cái 10% đấy, và lồng nó vào trong LoRs, thì vẫn apply được.

  2. Em rất vui khi đọc được bài chia sẻ kinh nghiệm này, vì em cũng đang rất muốn tìm hiểu về HB HSP Huygen. Hiện em đang là SV năm thứ 3 khoa Tài chính Ngân hàng ĐH Ngoại Thương HN. Đây là một trong số ít những bài chia sẻ kinh nghiệp một cách đầy đủ. Em có một số thắc mắc sau rất mong anh giải đáp:
    – Theo em được biết thì HB này dành cho SV học kỳ cuối tại 1 trường ĐH ở Hà Lan. Mà tháng 9 mới là kỳ nhập học. Như vậy thì trong lúc chờ đợi kết quả, em vẫn có thể học và tốt nghiệp trường ĐH ở VN đúng ko?
    – Bảng điểm mà em phải nộp là bảng điểm của 7 kỳ học đầu đúng ko ạ?
    – Nếu như vào tháng 2 mà trường em vẫn chưa hoàn tất xong bảng điểm thì liệu em có thể nộp các hồ sơ khác trước và nộp bảng điểm chậm hơn được không?
    – Anh có thể cung cấp cho em địa chỉ văn phòng Nuffic tại HN để được tư vấn trực tiếp không ạ?
    – Em có thể có contact của những người đã từng trúng HB này các năm trước ko a, để em có thể trực tiếp liên lạc xin kinh nghiệm?
    – HB này có chú trọng đến kinh nghiệm hđ xã hội không ạ? Nếu nộp 2 LoR thì em nên nộp 1 cái của trường và 1 cái của chỗ làm hay là chỗ hđ tình nguyện thì hơn ạ?
    Rất mong anh tư vấn cho em. Cảm ơn anh nhiều!

    • Chào em,

      Vì có lẽ đây là lần đầu tiên em chưa biết nên anh sẽ trả lời em, nhưng lần sau em nên “Do homework” trước khi hỏi người khác một tá câu hỏi thế này, những câu hỏi mà bản thân em có thể tự tìm câu trả lời cho mình:

      – HSP không những chỉ dành cho SV học kỳ cuối tại 1 trường ĐH Hà Lan mà còn dành cho SV học Master tại 1 trường ở HL nữa. Đa phần là theo học Master, còn theo học năm cuối cũng có nhưng khá hiếm. Em có thể vào link sau đây để tìm hiểu:
      http://ttvnol.com/forum/benelux/947439/trang-1.ttvn

      Trong này có anh khaclinhct đã được HSP năm 2008 và đi học năm cuối đại học. Em có thể liên lạc trực tiếp với anh ấy.
      Các thông tin cụ thể thì em vào link của chương trình HSP nhé, rất đầy đủ thông tin.

      – Các câu hỏi khác về việc apply để học năm cuối thì anh không rõ, vì anh apply để học Master.

      – Địa chỉ văn phòng Nuffic tại HN: nếu em google 5 giây là em có ngay kết quả thôi mà http://www.nesovietnam.com/

      – Contact của những người được học bổng: em hãy đọc lại cái post của anh có tựa đề “Profile của EMVNers+HSPVNers 2010”, trong đó có contact của những người HSPVNers năm nay. Còn các năm khác thì em vào TTVNOL tìm hiểu thêm nhé.

      – HB này có chú trọng đến hđ xã hội.

      Anh highly recommend em nên vào Box Du học TTVNOL http://ttvnol.com/forum/Duhoc.ttvn và VietPhD http://vietphd.org/ để tìm hiểu, sau khi đã đọc hết các thứ liên quan rồi thì hãy hỏi nhé.

      Các link về HSP ở TTVNOL đây:

      Năm 2008+2009: http://ttvnol.com/forum/benelux/947439/trang-1.ttvn
      Năm 2009+2010: http://ttvnol.com/forum/benelux/1185154/trang-1.ttvn
      http://ttvnol.com/forum/Duhoc/1083688.ttvn

  3. Thân chào bạn,
    Mình đang làm application file để apply vào HSP. Theo như bạn có nói ban đầu, mình phải contact trường, làm thủ tục onl và nhận thư Admission Letter. Mình đang get troubles trong khâu methods of payment. Bên Studielink đòi phải khai số tài khoản ngân hàng và chủ tài khoản ngân hàng being responsible về vấn đề thanh toán, trong khi chúng ta đều biết bên học bổng sẽ lo vấn đề này. Bạn đã có kinh nghiệm nên mình mạn phép hỏi bạn giúp mình khai thế nào cho phù hợp.
    Cảm ơn bạn đã dành thời gian,
    Thân ái.

  4. Dear a Tùng,
    Anh cứu em với: Tình hình là học bổng của nhà trường (học bổng chính phủ) của đại học Việt Nam thì em bị dính 2 kỳ không được học bổng. Nhà trường chỉ chấp nhận cho xác nhận theo kiểu thế này (năm nào được học bổng cả năm, năm nào được học bổng 1 kỳ thôi). Anh nghĩ có nên nộp cái chứng nhận này vào trong bộ hồ sơ không ạ (vì em sợ nó sẽ question cái gap), mà nếu chỉ ghi trong CV thôi thì nó không đáng tin cậy. Anh cho em lời khuyên anh nhé.
    Cám ơn anh!

    • Em cứ nộp hết đi em, có còn hơn ko nộp. Cái gap thì chả sao đâu, vì có ai hoàn hảo hết đâu em, kiểu gì hồ sơ chả có gap, ko chỗ này thì chỗ kia thôi:-)

  5. Mình cũng đang du học ở Anh, nhưng chỉ đi theo diện học bổng bán phần thôi, và đó cũng không phải là trường tốt. Mình không giàu có gì, nhưng qua đây mình chấp nhận bỏ luôn tiền đặt cọc và phần học bổng đấy để nộp đơn vào 1 trường tốt ở đây. Cho nên cái quan trọng không chỉ là học bổng, mà còn phải là học bổng của 1 trường chất lượng, nếu bạn còn nghĩ đến cơ hội việc làm ở nước ngoài. Nếu không chỉ sợ lãng phí thời gian và tiền bạc mà thôi.

  6. Em chao anh Tung. Em co 1 thac mac mong duoc su giup do cua anh. Em vua moi thi Toefl xong, chi duoc 86 diem thoi. Ma HSP va da so cac truong cua Eramus doi 90-92 luon. Theo anh thi em co nen apply ko? Va em co co hoi duoc hoc bong ko a?

    Em cam on anh nhieu

    • Học bổng HSP đã bị cắt từ năm vừa rồi rồi em, em nên tìm hiểu các cơ hội học bổng khác ở HL nhé. Về điểm Toefl thì anh ko dám chắc lắm vì HL khá là strict trong các admission requirements. Để chắc chắn em thử email cho trường em định apply xem. Gluck!

  7. Hi Tùng và các bạn,

    Mình đã và đang chuẩn bị apply online rất nhiều. Mỗi lần như vậy mình đều in, scan và ký vào cái Motivation Letter. Tùng và các bạn có làm như vậy không? hay cứ để bình thường rồi nộp.

    Have a nice day.

    Thanks so much.

    • Online thì mình cứ để bt nộp, ko ký gì cả. Thậm chí kể cả paper application cũng vậy, mình cũng ko ký bao giờ. Mình nghĩ với Online application thì cái Motivation Letter để bt đc rồi, còn bản Paper thì bạn ký cũng ko mất thêm gì, ko vấn đề lắm.

  8. Anh Tung oi, cho em hoi 1 chut ve chuong trinh hoc bong VU Fellowship Program. Hoc bong tri gia 15,000 euro chi cover duoc tuition fee (12,000) & 1 phan living cost. Ho yeu cau ho so apply nop financial budget plan. Theo anh thi living cost se khoang bao nh la song ok trong 1 nam hoc o Ams? de em uoc chung xem co cover duoc phan con lai ko? Lieu 20,000 bao gom ca tuition fee co ok ko anh?

    Neu duoc anh cho e estimate nhung chi phi nay trong 1 thang.

    Rent
    Living expenses (food, clothing)
    Study books
    Insurance
    Visa fee (if necessary)
    Travel costs

    Thanks anh.

    • Hi Vy,

      Lâu rồi mới thấy em:-)

      Như anh sống hiện tại thì chi phí mỗi tháng như sau:

      Rent: 350E
      Food: 150E
      Study books: anh chưa mua quyển nào toàn đọc onl vì sách khá chat. Tuy nhiên vẫn tốn tiền in tài liệu, cho là 10E đi
      Insurance: 38E
      Visa fee: cái này chỉ mất lúc ban đầu em apply visa sang HL thì mất 438E thì phải, ko biết năm nay có tăng không.
      Travel costs: ktx gần trường nên mua cái xe đạp tầm 60E là đi thoải mái rồi, đạp xe 10mins tới trường.
      Clothing thì tùy mức độ shopping của em thôi:D

      Nói chung anh thấy tầm 20k bao gồm cả tuition fee là okie em. Tuy nhiên khi làm cái financial budget plan thì anh nghĩ em nên tham khảo cái mức living expenses trung bình đủ yêu cầu để họ cấp visa ấy, tạm thời mình cứ làm như vậy đã, còn thực tế sau này thì mình tiêu ít đi theo kiểu của mình sau.

      • Cảm ơn anh nhiều nhé. Đợt vừa rồi em bận tốt nghiệp và đi làm cũng đc gần 1 năm rồi nên là lu bu chả apply gì. Giờ ổn định rồi lại muốn tiếp tục đi học nên lại tiếp tục apply anh ạ 😛 Anh cho em hỏi 1 nam hoc Master o Ha Lan la 10 thang hay 12 thang ha anh?

      • 1 năm học từ tháng 9 tới tháng 7 năm sau em ơi. Chúc em may mắn nhé!

  9. Hi anh, anh có thể cho em hỏi, top 10% này là top 10% của lớp (lớp 30-35 sinh viên) hay là top 10% của khoa – ngành mình theo học ạ

    Many thanks anh

  10. Em chào anh ạ!
    Em đang là sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ạ, em đang tham khảo các học bổng Master of Education ạ, nhưng đa số các hb anh nêu ở trên là của Economics và Technology, vậy a có thể gợi ý giúp e những trường hay tổ chức nào có cấp hb về Education hoặc Linguishtics đc không ạ?
    Em cảm ơn thật nhiều ạ!

    • Hi em anh có post nhiều hb trường hay của chính phủ là các học bổng mà em có thể chọn ngành học em ưa thích mà. Em nghiên cứu kỹ lại xem.

      • Dạ vâng e có đọc tham khảo rất nhiều rồi ạ. em cảm ơn anh ạ, vì e muốn xin ý kiến cụ thể của anh vì anh có kinh nghiệm xin học bổng nên anh có thể biết cái nào có thể tư vấn e để em dễ lựa chọn hơn vì thực sự bây giờ nhiều loại học bổng em thấy loạn quá ạ !

      • Anh không nhớ hết được em, nhiều trường nhiều ngành thế anh nhớ sao nổi cái nào ngành nào:D

Leave a comment