Gioi thieu ve hoc bong Erasmus Mundus

Nguồn: Đỗ Thanh Hải

Là một du học sinh tự mày mò xin học bổng, tôi tự cảm nhận sự cần thiết phải chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm sao cho các bạn bè cùng trang lứa như tôi hay những bạn trẻ hơn có thể tiếp cận được những cơ hội giáo dục chất lượng cao, có cơ hội đi đây đó để nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng, mở rộng tầm mắt, cọ sát và thiết lập các nhịp cầu bè bạn và tri thức quốc tế, trước mắt giúp ích cho bản thân lập nghiệp rồi sau đó đóng góp cho những lợi ích lớn hơn, rộng hơn. Tự xin học bổng từ nhiều nguồn khác nhau ngoài học bổng ngân sách nhà nước, cũng là một cách làm bớt đi gánh nặng tài chính cho quốc gia trong bối cảnh đất nước thiếu thốn mà vẫn đảm bảo được những mục tiêu trên.

Thực ra, tất cả các thông tin về các học bổng này đều có trên Internet, bằng tiếng Anh, tiếng Việt hay các thứ tiếng khác, hay được phổ biến ở các hội chợ giáo dục Châu Âu hay Hoa Kỳ tổ chức ở Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết của mình, tôi sẽ không cố gắng dịch hay nhắc lại tất cả mọi vấn đề, mà chỉ nêu ra những điểm đáng chú ý, những nội dung quan trọng và cần thiết nhất. Nếu các bạn đã có quyết tâm đi du học, bài viết ngắn gọn này sẽ giúp các bạn lên kế hoạch và chuẩn bị những yếu tố cần thiết, trong đó quan trọng nhất là hoàn thành những bộ hồ sơ ở chất lượng tốt nhất. Nếu các bạn muốn có thêm thông tin, hãy vào trang web chính thức của các chương trình này để tìm hiểu. Tôi hi vọng các bạn khác, không phải bỡ ngỡ, không bối rối, không rón rén và không mất nhiều thời gian như tôi trước kia, hai hay ba năm về trước, khi nói đến học bổng du học như một thứ rất xa tầm tay hay câu chuyện của những con người khác.

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn học bổng do Liên minh Châu Âu tài trợ: ERASMUS MUNDUS.

A. GIỚI THIỆU CHUNG
Chương trình Giáo dục của châu Âu, Erasmus Mundus (sau đây viết tắt là EM), tương đối trẻ. Pha 1 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào năm 2008. Theo một số thông tin tôi được biết Pha 2 sẽ được tiếp tục từ năm 2009 đến 2013. Hiện nay, Uỷ ban EM và các Consortium đang tổng kết các kết quả của giai đoạn đầu để đưa ra dự án cho giai đoạn hai, với quy mô rộng mở hơn, không chỉ cho ngành học Thạc Sĩ, mà cả Đại học và Tiến Sĩ.

Thực ra, EM là phái sinh của chương trình Eramus, chương trình liên kết đào tạo và trao đổi (co-operation and mobility program) dành cho các trường đại học, các sinh viên thuộc các nước trong EC/EU ra đời cách đây 20 năm[1]. Mục tiêu tổng quát của chương trình, được diễn đạt bằng những từ ngữ bóng bẩy, là nâng cao chất lượng giáo dục cao học và thúc đẩy sự hiểu biết liên các nền văn hoá (intercultural) thông qua hợp tác với các nước ngoài châu Âu – các nước thứ ba (third countries)[2]. Từ đó, một mục tiêu con là nhằm phát triển các khoá học Thạc sĩ chất lượng cao, trong đó tạo điền kiện cho sinh viên và học giả ngoài châu Âu (non-European or third countries) tham gia vào các chương trình đào tạo sau đại học tại các cơ sở giáo dục của châu Âu, cũng như khuyến khích các sinh viên và học giả châu Âu đi ra các nước ngoài châu ÂU để học tập và trao đổi[3].

Chương trình EM ra đời trong bối cảnh các châu Âu nói chung có phần lép vế so với Anh, và Mỹ, trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Mặc dù mức học phí ở Anh và Mỹ rất cao, nhưng hai nền giáo dục vẫn có sức hấp dẫn lớn bởi chất lượng đào tạo và tính linh động trong chương trình, do đó thu hút một số lượng lớn sinh viên (giỏi và giàu) từ trên thế giới đến học. Về mặt tài chính, số lượng sinh viên quốc tế này đem lại nguồn lợi nhuận kếch xù, biến các trường đại học Anh, Mỹ thành các cơ sở đào tạo giàu có nhất thế giới. Về mặt học thuật, nó tạo ra các môi trường cạnh tranh tri thức và đa văn hoá, tận dụng được một nguồn tài sản trí tuệ khổng lồ và thúc đẩy sự sáng tạo. Có lẽ vì lẽ đó, trong số 20 trường đại học hang đầu do tạp chí Times đánh giá năm 2006, có đến 10 trường của Mỹ, 4 trường của Anh, 1 của Trung Quốc, 1 của Nhật, 1 của Úc, 1 của Singapore và chỉ có một trường của Pháp[4].

Chương trình EM là một chương trình lớn, có 4 actions chính: Xây dựng các khoá học sau đại học chất lượng cao (EM Masters Courses), Cấp học bổng (EM Scholarships), Đối tác (Partnership) và Nâng cao tính hấp dẫn (Actractiveness Enhancement). Trong giai đoạn 2004 – 2008, ngân sách dành cho chương trình lớn là 230 triệu euro và 90% dành cho cấp học bổng. Chương trình lớn EM theo được tổ chức thành nhiều các Khoá học MA (Action 1) gồm 3-4 trường đại học ở Châu Âu và có thể liên kết với các trường đại học ngoài châu Âu (Action 3). Các chương trình này được cung cấp một lượng ngân sách hàng năm để phát triển chương trình, nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn (Action 4) và cung cấp học bổng cho sinh viên và học giả các nước trong thế giới thứ ba (Action 2). Do mục đích và giới hạn của bài viết, tôi chỉ tập trung vào Action 2 về HỌC BỔNG và những điều các học sinh quan tâm nhất như điều kiện dự tuyển, mức học bổng, cách thức dự tuyển,

B. ĐIỀU KIỆN / TIÊU CHUẨN DỰ TUYỂN
– Sinh viên thuộc các nước thứ ba – third countries – theo định nghĩa kể trên. Vào chú thích [2].

– Có ít nhất một bằng Đại học (Cử nhân hoặc Kỹ sư) với kết qủa học tập xuất sắc.

– Không cư trú hoặc không làm việc, học tập … hơn 12 tháng trong vòng 5 năm trở lại đây tại bất kỳ 27 nước thành viên nào của EU, các nước EEA/EFTA và các ứng cử viên sắp gia nhập EU)

– Các điều kiện cụ thể do từng Consortium quy định (về bằng cấp và ngành học liên quan, về trình độ ngoại ngữ, về hồ sơ …)

Nhận xét:
– Không như các học bổng khác, Fulbright, Chevening, … Học bổng này chỉ đòi hỏi sự xuất sắc trong học tập, không yêu cầu kinh nghiệm. Do đó, đây là một cơ hội lớn cho các bạn mới ra trường, thậm chí cả các bạn sinh viên năm cuối.

– Học bổng không giới hạn các đối tượng cũng như không có đối tượng ưu tiên. Do đó, các bạn làm ở ngoài khu vực công và các cơ sở giáo dục hay nghiên cứu cũng có cơ hội. Tuy nhiên, do tính học thuật của các chương trình, theo kinh nghiệm của tôi, ứng cử viên thuộc các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu có nhiều lợi thế hơn.

– Các bạn có thể đăng ký 2-3 chương trình trong cùng một lúc để tăng cơ hội được tuyển chọn. Lưu ý, là ngành học MA có cần không trùng khít, mà chỉ cần có mối liên hệ gần gũi với ngành học BA của các bạn. Vấn đề là bạn giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình trong tương quan với định hướng nghề nghiệp cũng như ngành học cũ của bạn.

C. CÁCH THỨC THAM GIA DỰ TUYỂN

Trước hết, các bạn hãy vào link [5] để chọn cho mình một Khoá học (EM Masters Courses) phù hợp, với ngành mình đã học cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai. Mỗi khoá học do một consortium gồm 3-4 trường và quan trọng là hồ sơ của bạn gửi thẳng đến Consortium đó, không phải là Commission to the Education Audiovisual and Culture Executive Agency (CEACEA)[6]. Và Consortium này sẽ cử ra một Committee để xét tuyển, và quyết định danh sách những thí sinh đủ tiêu chuẩn được nhận học bổng EM. Danh sách đó được gửi đến European Commission và Europe Parliament để thông qua về mặt nhân sự và tài chính. Lúc đó, những người trong danh sách được thông qua chính thức được nhận học bổng EM. Thường thì, các Consortium và Committee của các trường đóng vai trò chủ yếu trong việc lựa chọn những người được cấp học bổng dựa trên hồ sơ dự tuyển.

Hiện nay EM đã có khoảng 80 khoá học EM khác nhau (MC), ở nhiều ngành học khác nhau, không chỉ các ngành KHXH mà cả KHTN. Các ngành nói chung:
– Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Vùng
– Nghệ thuật và Thiết kế
– Kinh Doanh và Khoa học Quản lý
– Luật, Ngôn ngữ và Khoa học Xã hội
– Toán và Tin học, và các ngành KHTN khác
– Môi trường, Y và Dược,

Thông tin cụ thể về các khoá học MA có thể tìm ở đây:
http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/projects/index_en.html

Mỗi khoá học có khoảng trên dưới 20 suất học bổng mỗi năm và bất ký sinh viên nào đăng ký vào khoa học nghĩa là đăng ký cạnh tranh cho 20 suất học bổng đó. Đáng chú ý là, bạn được nộp đơn tối đa cho 3 khoá học (MC) khác nhau trong cùng một lúc. Nếu bạn được chấp nhận hơn 1 Khoá học, bạn sẽ phải lựa chọn chỉ MỘT mà thôi.

Nên nhớ, số lượng hồ sơ vào một khoá học hàng năm rất đông. Trong chương trình của tôi, thông tin không chính thức khoảng trên dưới 2000 cho niên học 2007-2008. Không có phỏng vấn trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy, cần phải chứng tỏ trong bạn là một ứng cử viên nặng ký và ưu việt hơn những thí sinh khác trong hồ sơ của mình.

D. MỨC HỌC BỔNG
Theo quy định trong Action 2, mức học bổng cho sinh viên của nước thứ ba đến học ở châu Âu theo thời gian một hoặc 2 năm tuỳ theo chương trình: mức học bổng dành cho mỗi sinh viên là 21000 euro một năm học (10 tháng). Nếu chương trình là hai năm thì tổng số học bổng là 42000 euro. Mỗi tháng, một sinh viên sẽ nhận được 1600 euro (scholarship) và 5000 euro (grant) thêm cho cả năm dành cho các loại phí, đi lại, di chuyển, các khoá học ngôn ngữ …

Tuy nhiên, trên thực tế, tiền học phí, tuỳ theo quy định của từng khoá học, thường lớn hơn 5.000 euro một năm và các sinh viên thường phải trích từ số tiền 1.600 mà mình nhận được hàng tháng để đóng góp. Ví dụ, ở khoá học SEFOTECH, số tiền học phí là 10.000 một năm, nên số tiền “net” mà sinh viên chương trình này nhận được hàng tháng là 1.100. Ở chương trình khác, số tiền học phí là 7.000 cho một năm và số tiền sinh viên nhận được là 1.400 một tháng. Và các sinh viên phải tự trả tiền đi lại (đến và đi khỏi châu Âu) cũng như là chi phí đi lại từ trường nọ sang trường kia trong chương trình. Ở một số khoá học, một số nước, nếu các bạn muốn tham gia các khoá học ngoại ngữ cũng phải tự đóng tiền. Tuy nhiên, quy định rất khác ở mỗi khoá học khác nhau.
Với số tiền trên 1000 euro một tháng, vẫn có thể đảm bảo cho một bạn sinh viên sống tương đối đầy đủ ở một thành phố mức sống trung bình ở Tây Âu (trừ London và các thành phố thuộc Thuỵ Sĩ và các nước Bắc Âu).

Lưu ý rằng, khi nhận được học bổng EM, bạn nghiễm nhiên được được bảo hiểm bởi chương trình bảo hiểm của EM (Erasmus Mundus Insurance Scheme) [7]. Bạn không phải đóng thêm một khoản phí nào, nhưng được bảo hiểm trong thời gian trước khi bạn rời khỏi VN ba tháng và sau khi kết thúc khoá học 3 tháng. Với sinh viên EM, các thủ tục về thị thực cũng được ưu tiên.

E. TỔ CHỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Chương trình đào tạo được hình thành theo tính chất integrative (liên kết) và hợp tác (cooperation).

– Liên kết: Chương trình chung phát triển linh hoạt theo tập hợp các module mà mỗi trường phụ trách các module khác nhau. Các trường sẽ có vai trò ngang nhau và tự chủ trong việc phát triển module của mình. Theo mô hình này, tính thống nhất và tính đa dạng được cân bằng.

– Tiêu chuẩn chung: Thiết kế tiêu chuẩn chung cho xét tuyển và đánh giá thành tích học tập. Đơn vị học trình tính theo đơn vị tiêu chuẩn của châu Âu là ECTS (European Credit Transfer System). Số đơn vị học trình quy định cho 1 năm là 60 ECTS.

– Tính lưu động (Mobility): Các sinh viên sẽ phải học ít nhất là 2 trường trong chương trình của mình, tuỳ theo từng khoá học. Tôi học 2 năm ở hai trường, hai nước khác nhau. Có bạn trong18 tháng, học ở các 4 trường trong chương trình tuỳ theo từng giai đoạn, môđun và môn học cụ thể.

Các tổ chức này giúp cho sinh viên tiếp cận nhiều nguồn kiến thức, cũng như nhiều cách tư duy, nhiều nền văn hoá, nhiều ngôn ngữ trong qua trình học tập của mình, J.

– Cấp bằng chung: Joint Degree hay Double Degree. Và bằng cấp của chương trình được công nhận tên toàn châu Âu và có giá trị để học tiếp lên PhD hoặc cao hơn.

F. THỜI GIAN LƯU Ý
Thường vào tháng 11, 12, Cũng trong thời gian này, các khoá học bắt đầu open cho application. Hạn cuối cùng cho việc nộp hồ sơ tuỳ theo chương trình nhưng vào khoảng cuối tháng 2 hoặc cuối tháng 3 hàng năm. Các bạn nên vào trang web chính thức của từng khoá học để biết lịch cụ thể.

Tháng 12/2007, Uỷ ban Châu Âu ở Việt Nam có chương trình hội chợ để quảng bá cho Erasmus Mundus tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí
Minh.

Theo kinh nghiệm của tôi, khi bạn đã có mục tiêu, thì nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Quy định về hồ sơ và các bài viết không thay đổi lớn hàng năm nên bạn có thể tham khảo và chuẩn bị ít nhất trước từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo khả năng thành công cao.

Lưu ý cuối cùng: EM không phải là chương trình viện trợ phát triển. Mà nó là chương trình phát triển giáo dục đầy tính cạnh tranh. Vì vậy, đối thủ của các bạn là những sinh viên xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới. Việc lựa chọn chủ yếu dựa trên kết quả học tập đại học, các đóng góp học thuật và chất lượng hồ sơ xin học bổng. Chỉ có khoảng 10%, theo tôi đánh giá, dành cho cơ cấu vùng và quốc gia. Ưu đãi dành cho các sinh viên châu Á là chương trình ASIA WINDOW cung cấp một số lượng học bổng nhất định cho các ứng cử viên từ châu lục này. Cạnh tranh là hết sức gay gắt. Hãy chứng tỏ năng lực của mình, nhưng cũng đừng quên sự chuẩn bị chu đáo, cách làm việc khoa học và trách nhiệm với bản thân là một phần của thành công.

Wroclaw, ngày 12 tháng Năm năm 2008

Đỗ Thanh Hải
Chương trình Erasmus Mundus Nghiên cứu Toàn cầu
Đại học Tổng hợp Viên – Đại học Tổng hợp Wroclaw
Email: dothanhhai80@gmail.com

[1] Erasmus được đặt theo tên của một học giả về nhân văn học và thần học người Hà Lan, Desiderious Erasmus Rotterdamus, người đã từng theo học ở hầu hết các trường dòng nổi tiếng ở châu Âu. “Mundus” trong tiếng La Tinh nghĩa là “Thế giới” để chỉ quy mô toàn cầu của chương trình.

[2] Third Countries được định nghĩa là tất cả các nước trên thế giới trừ 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu và Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Croa-tia (EEA/EFTA), ba nước ứng cử viên gia nhập EU là Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ and Macedonia. Hàm nghĩa “third country” không đồng nghĩa với “third world” – thế giới thứ ba – như là

[3] Tham khảo thêm:
http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/index_en.html

[4] The Times Higher Education Supplement, World University
Rankings, October 2006.

[5] Các khoá học MA có thể tìm ở đây:
http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/projects/index_en.html

[6] Các cơ sở giáo dục sau đại học (active higher educational institutions) muốn tham gia vào EM sẽ nộp đơn với CEACEA. Còn các thí sinh muốn đăng ký dự tuyển học bổng thì phải nộp đơn đến các Consortium tương ứng.

[7] Xem chi tiết tại đây:

Click to access indemnities.pdf

72 Responses

  1. Em đang tìm học bổng Master, tình cờ đọc được bài viết này của anh. Bài viết rất bổ ích. Cám ơn anh đã chia sẻ! 🙂

  2. Anh ơi, em đang check hb này của eramus

    http://www.docnomads.eu/

    Nhưng trong phần Tuition & Scholarship của nó không thấy nhắc đến living allowance và mobility allowance. Vậy có khi nào hb này chỉ cover tuition fee không anh? Khoá này mới có nên em không biết tìm thông tin ở đâu nên đành hỏi anh, hị hị, thanks anh nhé

  3. Vâng, em đã contact với trường rồi. Anh thật là lợi hại 😀

  4. Anh Tùng cho em hỏi một chút với ạ. Em đang là sv năm cuối, 6/2012 sẽ ra trường. Em nghe nói Erasmus Mundus cho phép sv chưa có bằng tốt nghiệp apply nhưng em check website của một số khóa học thì đều thấy yêu cầu “Certified copy of the University Bachelor Degree”, một số khóa để yêu cầu đó trong phần Admission Requirement, một số không. Vậy em có thể apply những khóa này được không ạ?

    • Em đọc phần FAQ của trường xem có nhắc đến trường hợp của em không, thường họ sẽ cho sv năm cuối apply và dùng giấy kiểu chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thay thế bằng tốt nghiệp. Còn nếu ko thấy thì em tìm phần contact của trường để hỏi cho chắc chắn nhé.

  5. Thanks for sharing your experience. 🙂
    Hi anh Tung, anh co the cho em xin lien lac cua anh chi nao duoc hoc bong EM-LLL( Lifelong Learning ) ko a. Em tim mai nhung cha thay ai chia se kn o nganh nay ca.
    Btw, em co email mot vai cau hoi cho chuong trinh = contact info ng` ta cung cap tren website, nhung ko thay ai hoi` am gi ca~ !

    • Em vào mấy cái link profiles của EM các năm tìm xem có ai được EM-LLL không, hoặc là em lên FB EMVN hỏi nhé.
      Về câu hỏi cho chương trình, em thử tìm phone rồi gọi hỏi xem sao, hoặc em thử áp dụng trick mail theo giờ trên bài mà anh chia sẻ xem sao–>”Tôi đã apply thành công hbtp Master ntn”. Gluck!

  6. Thanks anh nhieu` ! Your name now becomes famous and familiar to all vietnamese scholarship hunters !!! Congrat !!

  7. Em chào anh Tùng. Em xin hỏi anh 1 xíu về vấn đề kinh nghiệm xin học bổng.

    Chương trình em định apply có ghi rõ là tiêu chí tuyển chọn 10% phụ thuộc vào ranking của trường mình đã học.
    Nguyên văn đây anh:
    10%: home institution ranking (Shanghai ranking and/or CHE),

    Em học đại học Y dược tphcm, tìm trên ranking Shanghai thì không có nước Việt Nam, CHE thì lại càng không có.

    Em vào trang web http://www.4icu.org/vn/ thì trường em đứng thứ 22 cả nước Việt Nam, còn trong http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=vn thì nó cho đứng thứ 16 cả nước và thứ 3737 (!) trên toàn thế giới.

    Em phân vân không biết liệu ranking thấp như vậy mình có nên ghi vô CV không anh? Nếu không ghi thì tự nhiên mình mất 10%, nếu ghi thì không biết có được % nào không, mà em sợ nhiều khi lại gây ấn tượng xấu cho người đọc. Theo anh thì em nên làm như thế nào?

    Em cảm ơn anh nhiều.

    • Nếu anh không nhầm thì em đang định apply chương trình này (anh vừa google ra):
      http://www.serp-chem.eu/admission/admission.php

      Theo anh thì ko nên ghi ranking của trường vào CV làm gì cả, vì thực tế là các trường ở Việt Nam mình làm gì có ranking gì so với thế giới. Em cứ tập trung các yếu tố còn lại thôi, đừng quá lo lắng về cái 10% đó làm gì cả (vì thực chất mình đâu có được 10% này). Em được học bổng hay không thì các yếu tố còn lại quyết định là chính. Gluck em!

  8. Dạ, đúng là cái chương trình đấy đó anh. Vậy thì em sẽ không ghi ranking vào. Em cảm ơn anh nhiều nha.

    Em đang ngồi sửa lại cái SOP, sửa mấy lần rồi mà vẫn thấy nó sao sao. Em cũng chưa viết LoR nữa (em phải tự viết, hic). Thôi thì ráng cố gắng vì tương lai con em cúng ta. 🙂

    Em cảm ơn anh lần nữa nha. Chúc anh ngủ ngon.

    Em Tùng.

    • Anh cho em hỏi 1 câu nữa nha. Em năm nay tốt nghiệp, chưa làm lễ tốt nghiệp và chưa nhận bằng nhưng mọi thứ đã xong xuôi. Em đã đi làm được vài tháng ở công ty đa quốc gia về lĩnh vực thuốc ung thư.

      Em định apply khóa học đó vì có phần radiation và ứng dụng của radiation trong y học ( xạ trị trong ung thư).

      Theo anh thì em có nên ghi cái công việc đó trong CV không?

      Em nghĩ là cái công việc đó nó cũng có liên quan chút ít đến vấn đề mà mình quan tâm (ung thư), nên có thể được ưu ái hơn 1 chút. Tuy nhiên, em sợ họ lại nghĩ là mình làm cho công ty đa quốc gia nên ko cho học bổng, để dành cho những bạn ở lại trường làm nghiên cứu, giảng dạy…

      Nếu mà không ghi đó thì em sẽ ghi trong motivation letter là em dự định sau này về sẽ xin vào trường nghiên cứu…

      Anh thấy như thế nào ổn hơn?

      • Sao em không viết theo kiểu là mặc dù đang đi học nhưng vẫn đi làm thêm để có kinh nghiệm hơn về ngành mà mình đang định apply. Như thế càng chứng tỏ em năng động và có định hướng rõ ràng cho bản thân. Còn việc ghi dự định sau này sẽ xin vào trường nghiên cứu thì tùy em, ko nhất thiết là họ sẽ cấp học bổng cho những bạn ở lại trường làm nghiên cứu hay giảng dạy đâu.

        Anh chỉ khuyên em là Be Yourself, khi em viết ra những ước mơ hoài bão dự định thực sự của bản thân em thì mới viết hay được.

  9. Em cảm ơn anh. Vậy mà em không nghĩ ra. Em cảm ơn anh 1 lần nữa.

  10. Anh Tùng ơi, em chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để apply qua bên chương trình đó rồi. Nhưng mà có 2 cái em chưa rõ, anh tùng chỉ dùm em nha.

    1. cái zip code của tp Hồ chí minh là gì? Em xem trên mạng thì họ đưa ra rất nhiều số ( 70000, hay 8408). Nhưng đa số nói là ở việt nam không xài zip code, nhưng thông tin về zip code là bắt buộc phải điền vào form, nên họ đềnghị ghi là N/A. Anh thấy thế nào?

    2. Về phần criteria, họ có dựa vào 10% là recommendation của professors, nhưng mà trong cái online application form thì chỉ yêu cầu điền thông tin của 1 professor thôi, không yêu cầu em phải attach cái thư giới thiệu đi. chắc là họ sẽ liên lạc trực tiếp với giáo sư hả anh?

    Với lại em lỡ xin 2 cái thư giới thiệu rồi, bây giờ mà chỉ ghi tên 1 giáo sư thì thấy hơi tiếc. Em đề nghị họ cho em viết thêm tên của 1 người nữa vào trong CV hay SOP. Anh thấy có nên không? (cái này em viết mail cho họ rồi, nhưng họ chưa trả lời. hạn cuối là ngày 15, sắp đến rồi, em sốt ruột quá nên viết hỏi anh cho chắc.)

    Nội dung thì ít nhưng em diễn đạt hơi dài dòng. Anh thông cảm nha.

    • Hi em,

      1. Cái zip code họ suggest điền N/A thì em cứ điền vậy thôi, ko vấn đề gì đâu. Sau này họ có gửi cái gì về thì nhân viên bưu điện sẽ dựa vào địa chỉ nhà của em là tìm được thôi.

      2. Trong Online Application Form có chỗ nào cho phép Upload Other Documents ko em, em cứ up 2 cái thư giới thiệu lên chỗ đó ấy, còn họ chỉ yêu cầu điền thông tin của 1 professor thì em cứ điền thông tin 1 trong 2 professor mà em xin thư giới thiệu ấy, thấy ai ok hơn thì điền vào.

      • Anh ơi,
        1. cái Zip code đó ko phải trường suggest, mà là em xem trên mạng trong chỗ hỏi đáp của yahoo thấy người ta suggest vậy. 🙂

        2. trong cái chỗ application form họ ghi thế này
        As a reminder, your file must only contains: your CV, copy of passport, marks, grades and system of evaluation (scales) and your motivation letter. Your file shouldn’t be more than 5 Mo. http://www.serp-chem.eu/admission/application.php
        –> em nghĩ là họ muốn chính giáo sư gửi cho họ. (em nghĩ thôi chứ em ko biết 🙂 )

        À, lúc nãy em quên hỏi anh có 1 chỗ họ ghi là
        Function of the Reference person (e.g.: Professor)
        Theo em hiểu tức là học hàm học vị của người giới thiệu. Nhưng mà cái chữ professor mình có nên hiểu chỉ là Giáo sư thôi không anh, hay hiểu nó là thầy cô dạy trong trường đại học? cả 2 thầy cô của em đều là tiến sĩ, chưa phải giáo sư, theo anh thì mình ghi gì ở chỗ đó?

        Em cảm ơn anh nha.

        À, cái này là cái link FQA, có 1 câu hỏi gần giống thắc mắc của em, mà nó không giống hoàn toàn. Họ trả lời chung chung.
        http://www.serp-chem.eu/faq.php

        I would like to apply in the SERP-Chem programme of Erasmus Mundus. I would like to clarify on how application in SERP-Chem is made. When I tried to apply online, only the pre-registration form is there and only the CV, copy of passport, marks/grades, and motivation letter are the files that are required to be submitted. Where can I pass my my IELTS score and the references of my professors? Also, if I apply online, am I directly included in the scholarship competition?

        Your registration online is sufficient. Regarding the IELTS, a declaration on honor of one of your professor (or a mention regarding your level in the recommendation letter) is sufficient. Your application is automatically processed for Erasmus Mundus scholarship if you apply in time (which is the case).

      • 1. Zipcode ở VN không quan trọng, em search thử xem mọi người hay điền cái gì thì điền vào. Hoặc ko thì điền 10000, ngày xưa anh điền vậy.
        2. Họ đã nói vậy thì em ko nên attach thư giới thiệu vào, có lẽ họ trực tiếp contact với giáo sư để lấy thư giới thiệu. Em điền info của thầy nào vào chỗ này thì em nhớ nhắc thầy check mail để nhỡ họ có hỏi thì thầy còn biết mà submit. Việc này em phải tự sắp xếp với thầy.
        Function of the Reference person: nếu là tiến sĩ chưa phải là giáo sư thì em ghi Dr. ABC với ABC là tên thầy em.

      • Em cam on anh nhieu

  11. Anh ơi, trường nó đòi phải gửi marks, grades and system of evaluation (scales). Theo em hiểu là bảng điểm và thang điểm. Bảng điểm thì em có rồi, cũng dịch công chứng sang tiếng anh rồi. Còn cái thang điểm thì làm sao mình có được anh? (thang điểm của trường em là từ 0-10) Em cảm ơn anh.

    • Em gửi cái bảng điểm là được rồi, trong đó nếu không ghi thang điểm trên hệ số 10 thì em làm 1 cái document ghi chú thích vào là được thôi.

      • em cảm ơn anh.

        Anh ơi, em nhờ thầy giáo viết LOR, tuy nhiên thầy bận nên nói em viết luôn, đưa thầy xem rồi ký. Em tham khảo trên blog của anh cũng như trên ttvnol, vietphd, viết được cái LOR. Mọi điểm mạnh đều có dẫn chứng ví dụ cụ thể. Ví dụ: thông minh là tìm ra phương pháp mới, chăm chỉ là ở lại hỏi bài cuối giờ,…

        Em sửa đi sửa lại, nhờ bạn bè ở việt nam và ở nước ngoài sửa từ ngữ, cấu trúc. Đến khi gửi cho thầy thì thầy nói nó quá chi tiết và dài dòng, cần phải viết lại cái khác :(((( Thầy cho em xem ví dụ cụ thể cái LOR của thầy hồi xưa, nó rất ngắn gọn và chung chung.

        Theo anh thì giờ em phải làm như thế nào?

  12. Anh oi cho em hoi: trong tieu chi xet duyet hoc bong, ho co ghi:
    academic records of previous studies(coefficient 6, threshold 4).
    Em khong hieu cai coefficient va threshold nghia la gi, anh co the giai thich giup em duoc khong a?

    Em cam on anh.

  13. Em chào anh. Em nhớ là dã từng thấy câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi này này ở đâu đó, nhưng bây giờ em tìm lại thì không ra. Anh trả lời giúp em nhé.

    Em đã apply 1 khóa của EM rồi, giờ em định apply thêm 2 course nữa. Vì các khóa ấy khác nhau, em phải sửa lại cái SOP. Nhưng mà mình sửa khác nhau nhiều quá thì có sao không anh?.Em đang cố gắng cho nó ít khác nhau nhất, nhưng mà hơi khó.

    Em cảm ơn anh.

    • 3 course là em apply độc lập, consortium của mỗi course không biết được SoP em apply cho course khác đâu, thế nên em cứ thoải mái viết thôi. Giả sử như em được offer cả 3 khóa thì lúc đó em phải chọn 1, chỉ thế thôi.

  14. anh ơi cho em hỏi là học bổng này cho mình tiền để học bất cứ trướng nào ở châu âu do mình chọn hay là học sẽ bắt mình phải học ở 1 số trường nhất định? Em đọc khá nhiều tài liêu nhưng hình như ko thấy nói đến vấn đề này. Nếu họ bắt mình học ở 1 số trường nhất định thì có list các trường ko ạ? Thank anh

    • Em tìm hiểu lại nhé!Mỗi năm có list các chương trình MSc mà EM cấp học bổng, trong bài có link đó. Mỗi chương trình được tổ chức bởi nhiều trường thành viên, nếu được học bổng thì em sẽ theo học trong số các trường thành viên của chương trình đó.

  15. Em chào anh ạ,
    Anh cho em hỏi là có phải thời gian để bắt đầu apply học bổng thường vào khoảng tháng 10 hàng năm phải không anh? Tại em thấy trên 1 số trang ghi là deadline là năm 2011.
    Hai nữa là em ra trường với bằng khá. Nhưng em cũng có tham gia một số nghiên cứu khoa học của trường cũng như có 1 số thành tích nhất định. Liệu em có cơ hội xin được hb này không ạ. Ý em là tiêu chí của người ta có nhất thiết là phải điểm giỏi không ấy ạ? Em cảm ơn anh.

    • Hi em khoảng tháng 9 tháng 10 em quay lại website của Erasmus Mundun thì họ sẽ cập nhật các course mở trong năm nay, lúc đó em lựa chọn xem phù hợp course nào thì apply, max. em được apply 3 course cùng 1 lúc.

      Tiêu chí của học bổng là độ PHÙ HỢP em, không nhất thiết phải điểm giỏi. Anh có quen một anh GPA 7.x nhưng vẫn được hb EM khóa LCT, tất nhiên anh này có kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm nghiên cứu mạnh bù lại. Một chị khác học Ngoại Thương cũng vậy, GPA không thuộc loại giỏi nhưng vẫn được CoMundus. Nếu em cảm thấy phù hợp thì cứ apply, đa phần là nộp hồ sơ onl nên cũng không mất gì. It’s worth a try em!

      • Phù thế thì may quá anh ạ. Vậy em có thêm niềm tin để theo EM rồi.
        Em cảm ơn anh rất nhiều ạ !.
        À, anh Tùng ơi, thực ra em cũng mới bắt đầu tìm hiểu về hb EM nên em chưa có nhiều thông tin lắm. Anh cho em hỏi, thường để có thể chuẩn bị cho học bổng, ngoài các điều kiện về hồ sơ phải hoàn thành, em nên trang bị cho mình những kỹ năng hoặc những kiến thức gì ạ, ví dụ như khi phỏng vấn người ta hay hỏi mình điều gì, hoặc có phải viết tiểu luận không,… Em cảm ơn anh ạ.

  16. anh Tùng có thể cho em hỏi về sự khác biệt giữa Action 1 và Action 2 không? Em chỉ thấy Master courses Action 1 thì cụ thể, Action 2 thì không rõ bằng. Em học DHQG TPHCM, vậy có nghĩa em có thể tham gia vào cả 2 actions? Vậy mỗi Action em có thể lựa chọn tối đa 3 chương trình?
    EM cám ơn anh ạ. Email em là phancactruc@yahoo.com
    P/s: em không biết em có hỏi ngớ ngẩn không nữa, nhưng thật sự em đã dò rất nhiều trước khi hỏi anh đó ạ

  17. Em chào anh ạ,
    Đầu tiên cho em cảm ơn anh về bài viết hữu ích ở trên, em đọc mà thấy dễ hiểu hơn rất nhiều. Anh cho em hỏi một câu với. Em định apply học bổng này
    http://www.emle.org/Subpages_rubric/index.php?rubric=Application_Others
    Nhưng mà đến mục 11 trong hồ sơ nó ghi là 11. Tuition fee: 9,500 Euro. ANh cho em hỏi đây có nghĩa là mình phải nộp trước cho Consortium khoản này đúng không ạ? Em cảm ơn anh ạ.

    • Không phải nộp trước khoản đó đâu em. Em cứ apply trước, được học bổng thì sẽ ko phải lo gì cả, còn nếu được admission mà ko có học bổng muốn theo học thì mới phải nộp học phí ở trên.

  18. Em chào anh ạ,
    Em đang tìm thông tin về học bổng EM thì may quá tìm được trang của anh. Trước tiên xin cảm ơn anh về bài viết hữu ích. Em có một vài thắc mắc mong anh bớt chút thời gian giải đáp giúp em ạ.
    – Em hiện đang là sinh viên năm thứ tư, em học khoa Hệ thống thông tin kinh tế, chuyên ngành Tin học tài chính kế toán (có 60% các môn chuyên ngành về IT, và 40% về kế toán). Thực sự là em không có niềm đam mê IT nên rất muốn học lên cao học về kinh tế (như tài chính hoặc quản trị kinh doanh). Vậy liệu với chuyên ngành như thế, em có được chấp nhận vào học tại một ngành kinh tế không anh?
    – Điểm GPA của em rất thấp (7.3, em đang cố gắng để cải thiện nhưng năm thứ tư rồi nên chắc cũng không thay đổi được nhiều). Em có TOEFL 94 và đang dự định luyện GMAT để có thế bù đắp cho GPA. Em cũng không có nghiên cứu khoa học. Vậy khách quan mà nói, liệu em có thể hi vọng được học bổng EM không ạ? Đọc blog của anh em thấy được motivate rất nhiều, nhưng vẫn e ngại khả năng của mình.
    Em cảm ơn anh trước ạ. Chúc anh may mắn và sức khỏe.

    • Hi em,

      – Anh cũng không biết liệu em được chấp nhận vào học cao học kinh tế không. Chắc chắn nhất là em tìm một khóa học Master về kinh tế mà em thích, sau đó email hỏi Admission Office về trường hợp cụ thể của em thì họ mới có câu trả lời chính xác nhất.

      – GPA thấp là một disadvantage. Tuy nhiên theo anh thấy vẫn có anh chị GPA không cao nhưng vẫn được EM, do có kinh nghiệm làm việc phong phú bù lại (min 2 years). Trường hợp của em với profile không thật sự xuất sắc, chưa ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì anh e rằng khả năng em được EM ngay năm nay hơi khó. Em có thể tập trung học cho tốt năm 4, rồi trong lúc đó thử contact các adcom xem em cần thêm gì để apply cho cao học kinh tế, rồi chuẩn bị theo hướng đó. Em cứ nghĩ một năm tiếp theo này build up profile làm profile mạnh hơn, năm sau apply thì cơ hội sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên nếu em quyết tâm năm nay thì vẫn nên thử apply xem sao.

      Gluck em!

      • Em thực sự rất xúc động khi nhận được câu trả lời của anh. Cảm ơn anh rất nhiều ạ, anh làm cho em cảm thấy giấc mơ du học bớt xa vời hơn. Ý định của em là năm sau sẽ apply ạ. Vậy anh ơi, nếu từ bây giờ, em cố gắng đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa để collect các chứng chỉ thì có thể giúp ích được cho hồ sơ của mình không ạ?

  19. Hi em,

    Điều quan trọng là em cần xác định học cao lên về cái gì, từ đó định hướng làm thêm hay tham gia các hoạt động có liên quan tới ngành đó thì hồ sơ mới mạnh lên thực sự. Ví dụ như em muốn học cao lên về kinh tế thì nên làm cái gì đó liên quan tới kinh tế, đừng tốn thời gian vào những cái như IT chẳng hạn. Khi em có các kinh nghiệm/chứng chỉ liên quan tới kinh tế rồi thì hồ sơ của em sẽ mạnh lên theo hướng đó.

  20. A ơi sao e thấy EM k cho học bổng MBA phải không ạ 😦
    e mới học lớp 11 thôi…còn 4-5 năm để phấn đấu nên e muốn chuẩn bị tốt nhất ạ 😦

  21. Em chào anh,
    Cảm ơn anh rất nhiều vì bài viết trên. Em có 2 câu hỏi muốn hỏi anh. Đó là ở phần Mức học bổng em không thấy anh đề cập đến chi phí sinh hoạt hàng tháng mà EM cung cấp. Vậy EM chỉ cung cấp tiền học phí và đi lại thôi còn tiền sinh hoạt thì sinh viên phải tự túc hay không ạ?
    Câu 2 là yêu cầu chung để xin được học bổng EM có cần đến IELTS hay TOEFL như Fullbright không ạ?
    Nhờ anh giải đáp giùm em 2 thắc mắc trên với ạ. Em cảm ơn anh!:))

  22. Em chào anh Tùng!
    Em đã tìm hiểu về học bổng này trong 1 thời gian dài rồi ạ. Trước hết em cảm ơn anh về bài viết rất dễ hiểu và cung cấp khá đầy đủ thông tin. Em rất muốn aplly học bổng này tuy nhiên GPA của em rất thấp (6.83), điều này khiến em rất tự ti vì học bổng này chỉ dành cho ứng viên có GPA từ7.0 trở lên. Anh cho em hỏi với GPA này cộng thêm 2 năm kinh nghiệm thì em có khả năng aplly được không ạ?

    • Đối với EM anh nghĩ là khó em ạ. Tuy nhiên nếu em có lý do cho GPA thấp của mình hoặc profile của em còn những điểm khác rất mạnh thì cũng có khả năng. Từ trước tới giờ anh mới biết có 1 anh được EM mà GPA <7.0, nhưng anh ấy có SoP LoRs khá mạnh, và lại apply ngành Toán đặc thù nữa.

  23. Chào anh,
    Em đang là giảng viên của trường Đại học Hà Nội, giảng dạy môn kinh tế bằng tiếng Anh.
    Em tốt nghiệp đại học ngành Quản trị du lịch – Tiếng Anh, bằng Giỏi, GPA: 8.0
    IELTS chỉ được 6.5 thôi và cũng sẽ hết hạn vào 6/11/2013 nên e dự định thi lại để lấy điểm cao hơn.
    Em muốn xin học bổng thạc sỹ về Giáo dục hoặc kinh tế, anh có thể tư vấn cho em xem nên chọn loại học bổng nào ko ạ?
    Ngoài ra, em có con nhỏ muốn đưa đi theo, vậy học bổng nào có thể cho con theo 1 cách dễ dàng ạ? (Em cũng muốn ở lại làm việc lấy kinh nghiệm vài năm rồi mới về nên anh giúp em tư vấn học bổng nào ko yêu cầu về nước ngay đc ko ạ?
    Em cảm ơn anh.

  24. Em chào anh, Cảm ơn anh vì bài viết hữu ích của anh đã giúp em phần nào có cái nhìn tổng quan về học bổng EM. Em đã tìm hiểu khá nhiều học bổng nhưng học bổng toàn phần đều yêu cầu kinh nghiệm đi làm ít nhất 2 năm 😦 trong khi em thực sự muốn ra trường là có thể học lên thạc sỹ luôn và với điều kiện tài chính của gia đình thì học bổng toàn phần là còn đường duy nhất giúp em có thể thực hiện ước mơ của mình. Trong quá trình tìm hiểu, em được biết học bổng EM có thể apply ngay khi tốt nghiệp nên em mạo muội hỏi anh một số thắc mắc và mong nhận được phản hồi của anh sớm ạ. Em hiện đang là sinh viên năm 4 trường Đại học ngoại thương, ngành Kinh Tế Đối Ngoại, đến hết năm 2013 thì em hoàn thành chương trình học. Hiện tại em còn một kỳ học, GPA tạm thời là 8.4/10( 3.57/4), loại Giỏi, cũng tham gia khá nhiều hoạt động ngoại khóa, và dự định cuối năm nay em sẽ thi IELTS, mục tiêu là 6.5-7, tuy nhiên thì em chưa có hoạt động nghiên cứu khoa học nào cả.Liệu em có khả năng apply học bổng này không ạ? Em muốn hỏi anh là với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại này, nếu học lên cao thì nên học khóa nào phù hợp ạ?? Anh có thể cho em lời khuyên về các khóa học Kinh tế của EM được không ạ? Em xin cảm ơn anh rất nhiều ạ!

  25. Em chào anh ạ, em hiện có 1 thắc mắc liên quan đến học bổng EM mong được anh giúp đỡ ạ.
    Em là sinh viên năm cuối trường ĐHBK. Vừa rồi em đã apply thành công học bổng này với hình thức là Trao đổi sinh viên 10 tháng và hiện đang bắt đầu khóa học tại Pháp. Theo như em được biết, những sinh viên sau khi hoàn thành khóa học này sẽ phải về Việt Nam để hoàn thành năm cuối tại Việt Nam và trường ĐH tại Pháp cũng sẽ không cấp cho sinh viên một bằng cấp nào cả.
    Như vậy, sau khi hoàn thành 10 tháng này, em vẫn chưa có được tấm bằng cử nhân đại học. (tuy vậy, có thể em sẽ xin được giấy chứng nhận hoàn thành năm cuối đại học tại đây)
    Vậy cho em hỏi là liệu em có thể tiếp tục apply lên học Master theo chương trình của EM được ko ạ? Nếu ko thì liệu có cách nào khác để em có thể tiếp tục học thạc sỹ tại Pháp mà ko phải về Việt Nam học thêm 1 năm cuối nữa ko ạ?
    Em cảm ơn anh nhiều và mong sớm nhận được hồi âm từ anh.

  26. Em chào anh Tùng,

    Em vừa mới tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh, định apply ngành Clinical Linguistics, deadline là 15 tháng 11 năm 2013. Em có một số vấn đề muốn nhờ anh giải đáp ạ,

    1. Bằng tốt nghiệp của em có cả tiếng Anh và tiếng Việt, tuy nhiên chỉ có chữ kí của Hiệu trưởng ở phần tiếng Việt thôi. Một số anh chị khóa trước của em khi nộp bằng đó xin học bổng thì trường nước ngoài không công nhận vì thiếu chữ kí phần tiếng Anh, và vẫn phải dịch công chứng lại. Nếu apply cho EM thì họ có yêu cầu như vậy không ạ?

    2. 27/10 này em mới thi TOEFL, tức là khoảng 10 ngày sau mới có kết quả online. Nếu em đăng kí chuyển kết quả trực tiếp tới trường em apply thì họ có chuyển được bản cứng trước ngày 15/11 không hả anh? Nếu sau ngày này họ mới chuyển tới nơi thì hồ sơ của em có được processed không ạ?

    3. phần xin letter of recommendation em muốn xin cô giáo đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp và một cô giáo nữa từng dạy em môn giáo dục học. Tuy không lien quan đến ngành ngôn ngữ nhưng cô ấy đã từng học ở trường Postdam (Đức). Consortium của ngành em apply bao gồm trường Postdam này. Theo anh lựa chon vậy có hợp lý không ạ? Hay là nên xin thầy Hiệu trưởng vì danh tiếng tôt hơn và học hàm cao hơn?

    Mong anh giải đáp giúp em. Em cảm ơn anh nhiều!

    • 1,2. Anh chịu vì anh không đại diện EM nhận hồ sơ của em cũng như nhận điểm TOEFL của em. Em cần hỏi trực tiếp họ chứ.

      3. Anh xin của người trực tiếp giảng dạy/hướng dẫn anh vì họ hiểu anh nhất, không nhất thiết phải chức vụ cao. Anh nghĩ xin cô hướng dẫn luận văn và xin thầy hiệu trưởng ok hơn, tất nhiên nếu em có thầy cô nào hiểu em hơn thầy hiệu trưởng thì nên xin.

  27. Cho em hỏi cái về master finance hình như không có trong chương trình đúng không ạ

  28. Chào anh tungkelvin, Bài viết thực sự rất hữu ích với em, em đang là SV năm cuối đang muốn thử sức với HB Eramus Mundus, vấn đề của em là CC IELTS, em muốn hỏi anh là anh có từng học khóa học IELTS nào ở ngoài ko và đạt đc 7.0 có khó lắm ko?

    • Hi em,

      Hồi anh học một trung tâm tiếng Anh bên China chứ ko học ở nhà. Tuỳ xem mức độ quyết tâm kiên trì của em thế nào thì điểm IELTS sẽ tương ứng như thế.

  29. Hi anh,
    Nhờ anh tư vấn giúp em là em đã ra trường ngành (marketing) và đi làm được 3 năm kinh nghiệm (trong ngành Marketing agency).
    GPA = 7.0 (đại học) . IELTS 7.0
    Vị trí cv hiện tai: Project manager.
    Thì với background không mấy nổi bật vậy sẽ phù hợp với học bổng nào không anh? Erasmus + thì sao ạ ?
    Cảm ơn anh 🙂

    • Em cứ tìm các học bổng trong blog anh phù hợp với ngành của em nhé. GPA chỉ là một phần quan trọng là toàn bộ hồ sơ em chứng minh được mình PHÙ HỢP với học bổng là okie. Anh quen nhiều anh chị cũng GPA như em mà vẫn được học bổng mà.

  30. Anh ơi, em muốn apply EM năm nay nhưng trong application có bảo là phải kèm theo bảng giải thích grading scale. Em đã thử tìm đủ kiểu trên internet rồi nhưng vẫn chưa có một giải pháp thống nhất nào. Liệu em dựa theo cách giải thích của VEF (quy đổi trên thang điểm 4 của Mỹ) thì có được không ạ? Kế theo đó là form trình bày như thế nào, có cần chứng nhận của trường không? Nhờ anh tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ.

    • Em tìm form của VEF hay IIE gì thì phải họ có giải thích về hệ thống bảng điểm của Việt Nam đó em. Có chứng nhận của trường thì càng tốt, không thì hình như IIE có chứng nhận rồi thì phải.

      • Dạ em cảm ơn anh ạ. Còn một điều nữa nếu được nhờ anh giải thích giúp. Trong mục Academic Qualification có phần “Other relevant academic qualifications”, vậy ngoài bằng đại học thì các khóa tập huấn chuyên môn ngắn hạn có được xem là relevant AQ không ạ.

  31. Em cảm ơn anh về bài viết ạ.
    Em cũng đang tìm hiểu về học bổng ở bậc thạc sỹ nhưng GPA chỉ đạt 7.59/10. Có phải điểm trên 8 mới có cơ hội xin được học bổng không ạ ?

Leave a reply to tungkelvin Cancel reply